TUI BLUE Nam Hoi An di het 9 diem nay cho chuyen du lich cu lao cham trong ngay tui blue nam hoi an 2 1

Du lịch Cù Lao Chàm phải check-in bằng hết 9 điểm này nhé

Du lịch Cù Lao Chàm phải check-in bằng hết 9 điểm này nhé

Đã đến Đà Nẵng – Hội An rồi, bạn chớ nên bỏ qua chuyến du lịch Cù Lao Chàm, nơi có 8 hòn đảo hoang sơ được thiên nhiên ban tặng nổi bật giữa biển khơi. Chỉ cách bến Cửa Đại (Quảng Nam) 18km, bạn sẽ mất 25 phút ngồi cano cao tốc lướt trên những con sóng ra Cù Lao Chàm và dừng tại một trong số 8 hòn đảo, đó là Hòn Lao – đảo lớn nhất tập trung hơn 3000 người dân sinh sống và gắn liền với nhiều dấu tích của người Chăm-pa xưa. Và nếu đến Cù Lao Chàm, bạn nhớ check-in bằng hết 9 điểm này nhé:

Bãi đáp trực thăng

Từ bến cảng, vòng theo hướng qua bến tàu thuyền neo đậu tránh bão bạn sẽ đến bãi đáp trực thăng dùng làm nơi trực thăng dân dụng và trực thăng chuyên chở khách du lịch lên đảo. Đứng trên bãi đáp trực thăng bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ phong cảnh rất đẹp từ Hòn Lao ra Bãi Ông và Hòn Dài ở phía xa xa.

Ảnh: @eokhangkhiu

Ảnh: @eokhangkhiu

Bãi Ông bên phải và Hòn Dài xa xa. Ảnh: Mai Nguyễn.

Bãi Ông bên phải và Hòn Dài xa xa. Ảnh: Mai Nguyễn.

Chùa cổ Hải Tạng

Đây là một công trình kiến trúc Phật giáo còn lưu giữ khá nguyên vẹn dù trải qua bao thăng trầm lịch sử. Chùa được xây dựng vào năm 1758 tại chân núi phía Tây đảo Hòn Lao, thông thường muốn vào chùa du khách phải băng qua đồng lúa duy nhất của Cù Lao Chàm.

Ảnh: @leohorus

Ảnh: @leohorus

Bên trong chùa có hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, tượng thờ đồ sộ cùng một quả đại hồng chung bên trên có con rồng mang phong cách những năm đầu thời Lê sơ. Chùa Hải Tạng là nơi người dân tổ chức lễ hội Nghinh Ông với hy vọng bảo hộ cho chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió.

Ảnh: @omoidasu_jp

Ảnh: @omoidasu_jp

Xem đan võng cây ngô đồng

Đi theo con đường nhỏ đi vào khu dân cư, bạn sẽ được tìm hiểu về nghề thủ công lâu đời trên đảo – nghề đan võng cây ngô đồng. Có nguồn gốc từ mấy trăm năm trước, nghề đan võng có thời kỳ thịnh hành không thua kém nghề đi biển, được lưu truyền từ đời này đến đời khác, nhưng đến nay chỉ có những người lớn tuổi được vẫn giữ được truyền thống ấy.

Ảnh: Mai Nguyễn.

Ảnh: Mai Nguyễn.

Bạn sẽ rất ngạc nhiên võng được làm từ cây ngô đồng, phải trải qua nhiều công đoạn từ tước đến phơi khô, se và đan đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo. Do vậy để đan xong một chiếc võng phải mất từ hai đến hai tháng rưỡi, nhưng sau khi thành phẩm, võng có độ chắc chắn và nằm lên rất thoải mái.

Từng sợi dây từ cây ngô đồng được tỉ mỉ se chặt và đan lại một cách cẩn thận rất công phu. Ảnh: Mai Nguyễn.

Từng sợi dây từ cây ngô đồng được tỉ mỉ se chặt và đan lại một cách cẩn thận rất công phu. Ảnh: Mai Nguyễn.

Khu vực cầu cảng

Bãi Làng là bãi chính có khu vực cầu cảng, đây là điểm cập cảng đầu tiên khi bước chân lên Hòn Lao. Tuy bãi không dành để tắm và chỉ làm nơi neo đậu tàu thuyền, nhưng ở đây bạn có thể nhìn thấy nước biển trong vắt và thậm chí nhìn tận được dưới đáy. Cầu cảng và bãi đá cũng là điểm lý tưởng cho các bạn trẻ chụp hình tuyệt đẹp.

Ảnh: @jenny_bluerose

Ảnh: @jenny_bluerose

Ảnh: @lyheng_dee_dee

Ảnh: @lyheng_dee_dee

Giếng cổ Chăm-pa

Giếng cổ Chăm-pa hay còn gọi là giếng Xóm Cấm, có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m, là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước dưới giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô nhất. Theo nhiều người dân truyền miệng, nước ở giếng cổ Chăm-pa cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao Chàm bị say sóng chỉ cần lấy nước giếng nấu với lá rừng (loại là chỉ có ở Cù Lao Chàm mới có), uống vào là hết say sóng ngay.

Ảnh: Mai Nguyễn.

Ảnh: Mai Nguyễn.

Chợ hải sản Tân Hiệp

Chợ gồm 2 khu: khu trong nhà bày bán các loại hải sản, đặc sản khô như: tôm, mực, cá sấy khô. Bạn hoàn toàn có thể thoải mái nếm thử những món đồ ăn ở đây trước khi mua chúng. Ngoài ra tại đây còn có các gian hàng bán các món đồ trang sức, đồ lưu niệm độc đáo làm từ vỏ sò, ốc hoặc đá độc đáo. Khu chợ ngoài trời là nơi bày bán các loại hải sản tươi sống: mực, cá, bạch tuộc, cầu gai, bào ngư, cua đá, ốc vú nàng, hải sâm…

Ảnh: @fantomastic

Ảnh: @fantomastic

Cua đá - loại cua chỉ sống ở trên cạn trong những vách núi đá ở Cù Lao Chàm, chúng chỉ ăn những đọt rau rừng tươi non và uống sương sớm, vì vậy thịt cua rất chắc. Ảnh: @thaokhat.s

Cua đá – loại cua chỉ sống ở trên cạn trong những vách núi đá ở Cù Lao Chàm, chúng chỉ ăn những đọt rau rừng tươi non và uống sương sớm, vì vậy thịt cua rất chắc. Ảnh: @thaokhat.s

Điều đặc biệt là du khách mua hải sản ở đây rất tươi ngon mà giá thành lại rẻ hơn đất liền rất nhiều, bởi các hải sản ở đây được chính ngư dân đánh bắt được và mang ra bán ngay cho người dân địa phương và du khách. Tại đây còn có dịch vụ chế biến tại chỗ, phục vụ đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Ốc vú nàng cũng là một loại đặc sản trên đảo. Ảnh: @leohorus.

Ốc vú nàng cũng là một loại đặc sản trên đảo. Ảnh: @leohorus.

Cách chế biến thông dụng nhất là hấp, luộc hoặc nướng, chỉ chờ khoảng 10 – 15 phút là sẽ có ngay món hải sản thơm ngon với giá rẻ hơn nhiều so với những nhà hàng, quán ăn hải sản. Ảnh: @tieu_an.

Cách chế biến thông dụng nhất là hấp, luộc hoặc nướng, chỉ chờ khoảng 10 – 15 phút là sẽ có ngay món hải sản thơm ngon với giá rẻ hơn nhiều so với những nhà hàng, quán ăn hải sản. Ảnh: @tieu_an.

Ảnh: @nguyen.g.tu

Ảnh: @nguyen.g.tu

Nhiều khách du lịch không ngại mua các loại hải sản tươi sống với số lượng lớn cho vào thùng đá mang về. Hầu như ít có du khách cưỡng lại được sự hấp dẫn của chợ hải sản Tân Hiệp khi ghé ngang đây.

Bảo tàng sinh vật biển

Khu nhà khá nhỏ nhưng chứa đựng nhiều điều thú vị với sự đa dạng sinh học trong vùng biển Cù Lao Chàm. Tại đây du khách còn có dịp được chiêm ngưỡng nhiều mẫu sinh vật đang nằm trong danh sách được bảo tồn như cua đá – loài cua chỉ xuất hiện ở Cù Lao Chàm, rùa biển, san hô, các loại tôm hùm, các loại cá…

Ảnh: @subduedshouts

Ảnh: @subduedshouts

Lặn ngắm san hô ở Hòn Dài

Sau một chuyến tham quan đảo, Hòn Dài lại là nơi du khách yêu thích nhất với hoạt động lặn biển ngắm san hô. Mất 3 phút di chuyển bằng cano ra Hòn Dài, tại đây du khách được trải nghiệm 1 trong 2 hình thức lặn là lặn nổi và lặn chìm.

Ảnh: @mrlewis_h

Ảnh: @mrlewis_h

Ảnh: @nghoangnhi

Ảnh: @nghoangnhi

Đắm mình dưới làn nước mát rượi, qua lớp kính bơi, bạn có thể nhìn rõ từng rạn san hô đầy màu sắc cùng đàn cá bơi lượn. Những rạn san hô được Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm bảo tồn, nuôi trồng và cấy giống.

Ảnh: @le.minh.tu

Ảnh: @le.minh.tu

Ảnh: @bo.rinrin

Ảnh: @bo.rinrin

Bãi Ông

Cuối cùng, bãi tắm với nước trong vắt, cát mịn, sóng vỗ nhẹ hoặc hầu như chẳng có tí sóng nào, hàng dừa xanh cùng nhiều trò chơi thể thao trên biển như dù kéo, mô tô trên biển, nhà phao hay thuyền kéo sẽ làm bạn cảm thấy thư giãn sau một ngày tham quan các địa điểm.

Ảnh: @umikagen

Ảnh: @umikagen

Ảnh: @nhatnam1110

Ảnh: @nhatnam1110

Ảnh: @liengxieng

Ảnh: @liengxieng

Comments

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *